Vịt quay Lạng Sơn – Chế biến và thưởng thức đúng điệu

Vịt quay Lạng Sơn không chỉ là món ăn mang đậm bản sắc dân tộc được người dân Việt Nam thưởng thức mà khách du lịch nước ngoài cũng rất yêu thích. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn bộ quy trình chế biến và cho ra lò món vịt quay Lạng Sơn thơm ngon đúng điệu nhé.

Toàn bộ quy trình gồm 4 công đoạn chính:

  • Cách chọn vịt ngon
  • Cách vặt lông vịt
  • Chuẩn bị nguyên liệu và ướp vịt
  • Tiến hành pha nước chấm và hoàn tất món ăn

Các bạn đã sẵn sàng chưa, chúng ta cùng bắt đầu nhé

Cách chọn vịt ngon cho món vịt quay Lạng Sơn

Chọn vịt ngon là một khâu rất quan trọng bởi nó quyết định độ thơm ngon của thịt ảnh hưởng tới cả bữa ăn. Khi mua bạn nên chọn vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da bụng dày và mọc đủ lông. Vì vịt non có nhiều lông măng rất tốn thời gian và khó làm sạch lông. Để tránh mua phải vịt bị bệnh, bạn hãy vạch và xem hậu môn có dính phân chảy hay không.

Theo kinh nghiệm của mình các bà mẹ nội trợ thông thái khác khi mua thì nên lựa chọn vịt đực bởi thịt sẽ ngon, thơm hơn vịt cái dù chế biến bất kể món ăn nào. Tuy nhiên nếu chọn vịt cái thì bạn hãy chọn vịt đã đẻ khoảng 1-2 lứa thì thịt cũng khá thơm ngon, loại vịt này bụng dưới sệ xuống, rất dễ nhận biết.

Cách phân biệt vịt đực và vịt cái:

  • Vịt đực có đầu to, mỏ cứng và nhỏ, mông bé bởi không đẻ trứng, kêu to hơn vịt cái, da cổ, da bụng dày, xách lên cảm thấy nặng, thịt chắc.
  • Vịt cái có mông to vì phải đẻ trứng, kêu nhỏ, cánh ngắn.

Cách nhận biết vịt bị tiêm hóa chất làm thịt căng hoặc bơm nước. Đây là chiêu lừa người mua nên sẽ chọn chỗ kín đáo để tiêm, thường là dưới cánh vịt, bạn hãy thử kiểm tra xem có nốt đỏ hay có một vùng nhỏ bị thâm đen tức là vịt bị tiêm nhé.

Vì sức khỏe, an toàn cho người tiêu dùng và người thưởng thức, bạn nên lựa chọn mua vịt ở những địa chỉ uy tín, nổi tiếng, tốt nhất là bạn nên mua vịt về tự vặt lông sẽ đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hơn. Không nên mua vịt đã làm sẵn, khó nhận biết được các loại vịt và chất lượng thịt.

Cách làm lông vịt để chế biến vịt quay Lạng Sơn

Một chú ý nhỏ vặt lông vịt sẽ khó hơn nhiều so với vặt lông gà. Mách bạn 2 tuyệt chiêu vặt lông phổ biến hiện nay:

Vặt lông bằng tay truyền thống

Với cách làm thủ công này chúng ta cần chuẩn bị những đồ nghề sau:

Bước 1: Vịt khác với gà ở chỗ chúng ta có thể cắt tiết ở cổ hoặc cánh đều được. Bạn nên cắt đúng động mạch chủ để rút máu nhanh, không để hiện tượng máu đông tụ ở bên trong khi chế biến sẽ bị thâm, không còn bắt mắt nữa.

Bước 2: Sau khi cắt tiết xong hãy ngâm vịt vào chậu nước lạnh để nước ngấm đều khoảng 5 phút. Sau đó lấy vịt ra tưới 1 chút giấm lên người rồi lại ngâm vào tiếp khoảng 10 phút nữa. 

Bước 3: Nhấc vịt ra và ngâm vào chậu nước nóng ở nhiệt độ khoảng 60-70 độ C. Tránh nước quá nóng làm chín phần da sẽ bị rách khi vặt lông. Ngâm khoảng 1 phút thì vớt ra 

Bước 4: Hãy tì mạnh tay và vặt lông dứt khoát, sẽ đi cả lông măng, cố gắng làm đến đâu sạch tới đó. 

Với cách làm này, tỷ lệ sạch lên đến 95-99%, tuy nhiên vô cùng tốn thời gian và công sức nếu bạn đang mở quán vịt quay Lạng Sơn, năng suất thấp khiến bạn mất rất nhiều khách hàng hoặc tốn nhiều chi phí thuê nhân công. 

Nếu sử dụng máy làm lông vịt thì sao?

Nhằm khắc phục tình trạng năng suất thấp, tốt thời gian và vất vả cho người chế biến, máy làm lông vịt bắt đầu ra đời thay thế những cách làm thủ công. Quy trình vặt lông đơn giản và nhanh hơn rất nhiều:

Bước 1: Cũng tương tự như vặt bằng tay, ta cũng cắt tiết đúng động mạch chính và dốc ngược cho máu chảy ra nhanh chóng để tránh hiện tượng ứ đọng và đông máu.

Bước 2: Sau khi cắt tiết ta sẽ ngâm vịt trực tiếp vào chậu nước nóng già khoảng 60-80 độ C. Thời gian ngâm từ 20-40 giây tùy vào loại vịt, vịt già thì ngâm lâu hơn 1 chút.

Bước 3: Thả vịt vào máy và bắt đầu quá trình vặt lông chỉ mất 40 giây, sạch tới 85%, có thể vặt được 2-3 con một lần. Sau khi máy hoạt động xong chỉ cần lấy vịt ra và vặt nốt một ít lông con xót, tiết kiệm thời gian tới 80%

Với cách làm này, chi phí đầu tư ban đầu hơi cao một chút, nhưng xa hơn, khi thu hồi vốn thì đây là công cụ vô cùng đắc lực giúp bạn không phải vất vả nữa, đơn giản và nhanh gọn hơn rất nhiều.

Lưu ý: chúng ta tuyệt đối không sử dụng hóa chất độc hại như nhựa thông hay 1 số loại khác để vặt lông nhé, đó là những chất ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng và làm mất vệ sinh cho món ăn của bạn.

Quy trình chế biến và tẩm ướp món vịt quay Lạng Sơn

Chuẩn bị nguyên liệu để ướp

Món vịt quay Lạng Sơn không thể thiếu được lá móc mật, bạn nên chọn những nhánh lá để lấy đúng hương vị của món nhé. Chuẩn bị thêm 2 nhánh sả, 1 thìa bột canh, 1 thìa đường, 1 thìa mỳ chính, 1 thìa tiêu xay, 1 thìa mật ong. Những nguyên liệu rất dễ kiếm ở chợ hay trong siêu thị.

Vịt sau khi vặt lông nên dùng dao rạch rộng phần hậu môn để chút ta đưa nguyên liệu vào ướp bên trong thịt, chú ý không rạch to quá sẽ khó mà khâu lại được .

Sơ chế nguyên liệu 

Đầu tiên bạn cần rửa sạch sả và ngâm trực tiếp lá móc mật vào nước nóng già ở nhiệt độ 80-90 độ C cho chín qua một chút. Lưu ý không được để chín quá vì lá sẽ bị nát và mất hương vị nhé.

Tiếp theo bạn hãy đập dập sả và băm thật nhỏ, lá móc mật thì cắt bỏ cành chỉ để lại lá, băm nhỏ trộn đều với sả. Sau đó bạn cho bột canh, đường, mì chính, tiêu xay mới chuẩn bị ở trên vào và trộn đều hỗn hợp.

Quy trình tẩm ướp món vịt quay Lạng Sơn

Món ăn có ngon hay không một phần là do quá trình tẩm ướp, vì thế bạn hãy làm theo hướng dẫn sau đây.

Bước 1: Đeo găng tay và bốc hỗn hợp nguyên liệu vừa trộn nhét vào trong vịt, xoa thật đều và mạnh tay để gia vị ngấm đều vào thịt.

Bước 2: Dùng tăm hoặc xiên nhọn để khâu chặt phần hậu môn lại để quá trình quay nguyên liệu không bị rơi ra ngoài sẽ đánh mất hương vị truyền thống.

Bước 3: Để gia vị ngấm khoảng 5-10 phút, bạn có thể bật quạt cho da khô nhanh, sau đó bạn dùng mật ong hòa với 1 chút nước, miết đều lên da vịt

Bước 4: Khởi động lò quay vịt, chuẩn bị sẵn sàng than nóng hoặc bật điện trước đối với lò quay vịt bằng điện, treo vịt vào móc và tiến hành quay vịt thôi.

Khá đơn giản đúng không nào, bây giờ chúng ta chuyển sang phần pha nước chấm và hoàn tất món ăn nhé.

Pha nước chấm món vịt quay Lạng Sơn

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Sơ chế nguyên liệu 

Tỏi và hành tím cần rửa sạch, đem bóc vỏ đập dập và băm thật nhuyễn. Cho nước tương xay vào bát cùng với 1 thìa đường, 1 ít nước lọc rồi khuấy thật đều tạo ra một hỗn hợp đồng nhất. Bột năng cũng cho ra bát cùng với một chút nước đảo thật đều để không bị tình trạng vón cục.

Tiến hành bắc chảo lên trên bếp cùng dầu ăn đun nóng, sau đó cho hành, tỏi vào phi thơm đảo đều tới khi có màu vàng bắt mắt, cho nước tương vừa chế biến ở trên vào đun tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa xuống.

Đun nước tương tới khi bạn nhìn thấy màu sắc biến đổi thì cho bột năng vào, bạn nhớ cho từ từ, vừa cho vừa đảo để không bị vón cục cho tới khi tạo ra 1 dung dịch đồng nhất. Khi hỗn hợp trở lên sền sệt thì tắt bếp 

Để tạo độ ngậy cho nước chấm, bạn cho thêm 2/3 chén nước mỡ vịt quay vào và tiếp tục khuấy đều. Như vậy bát nước chấm của bạn đã dần hoàn thành rồi. Đợi khi nước chấm nguội bạn vắt nước cốt chanh vào, chú ý không vắt kỹ nếu không sẽ có vị đắng.

Hoàn tất món vịt quay Lạng Sơn

Như vậy chỉ cần đợi món thịt quay của bạn ra lò cùng với nước chấm đã chuẩn bị sẵn tạo vị đậm đà cho miếng thịt, da vàng giòn. Chúng ta sẽ cần chuẩn bị thêm những món ăn kèm. Bạn có thể chuẩn bị ít bánh tráng, một chút rau thơm, dưa chuột để ăn kèm với món vịt quay Lạng Sơn nhé. 

Cách trang trí vịt quay Lạng Sơn cũng là một khâu quan trọng để chinh phục đôi mắt của khách hàng. Bạn nên đặt một ít xà lách trên đĩa rồi cho vịt quay đã chặt lên trên, xung quanh là các loại rau thơm khác sẽ làm đĩa vịt quay của bạn trông ngon mắt hơn.